ĐỒNG HÀNH CÙNG CON???

Các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con mình lớn lên được phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh tình yêu thương cha mẹ dành cho con qua từng bữa ăn, giấc ngủ thì trách nhiệm nuôi dạy con vẫn luôn mang một giá trị rất thiêng liêng. Mỗi người có một cách nuôi dạy con, tuy nhiên làm thế nào vừa thể hiện được tình yêu thương con vừa có phương pháp giáo dục con khoa học để có thể đồng hành cùng con cái. Nuôi dạy con theo kiểu cha mẹ đồng hành cùng con cái chính là cách giúp con dần thoát khỏi vòng an toàn của bố mẹ và tự nâng cao năng lực học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy hôm nay, Kỹ năng sống Thế hệ mới sẽ giới thiệu với các bạn một số phương pháp để có thể “ đồng hành cùng con” nhé!
🍀 Thể hiện tình cảm và dành thời gian cho con trẻ


Việc thể hiện tình cảm với con trẻ là không thể thiếu, để bé có một đời sống tinh thần thật thỏa mái, được phát triển toàn diện trong vòng tay cha mẹ. Sự kết nối giữa cha mẹ và con cái có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc của trẻ. Tuy nhiên yêu thương không đơn giản chỉ bằng lời nói, mà còn cần kèm cả những hành động như: lắng nghe tâm tư tình cảm của con, hành động và cử chỉ âu yếm chăm sóc con. Đồng hành với con còn thể hiện ở việc cha mẹ có dành thời gian cho con hay không? Ai cũng có công việc bận rộn riêng nhưng con trẻ mỗi ngày một lớn nếu cha mẹ vì những bận rộn bên ngoài mà không thể dành thời gian bên con cũng chính là bố mẹ đang đẩy con ra xa hơn với bố mẹ, sự gần gũi với bố mẹ không được thể hiện thường xuyên sẽ trở nên gượng gạo. Và chính sự xa cách này là khoảng cách vô hình khiến con trẻ không thể chia sẻ những chuyện riêng như: ở lớp con bực tức chuyện này, con có cảm tình với bạn ABC kia…
🍀🍀 Không có điều kiện giữa cha mẹ và con cái
Không phải là con kể cho mẹ nghe chuyện con yêu bạn nào thì mẹ sẽ cho con cái đồng hồ mới. Không phải là con ăn hết bát cơm này đi rồi mẹ cho chơi game nhé. Cũng không phải con cố học bài xong đi rồi mẹ cho mượn điện thoại. Mà con cần được giải thích để hiểu mỗi nhiệm vụ con hoàn thành con sẽ nhận được giá trị tương ứng. Nhưng cũng không phải con hoàn toàn bị cấm khỏi những thú vui hàng ngày được. Ví dụ như: Hoàn thành xong tất cả nhiệm vụ trong ngày của các con thì con sẽ được 60 phút chơi game hay con chưa muốn chơi có thể tính điểm để được tính vào ngày cuối tuần cũng giống như bố mẹ đi làm phải hoàn thành xong công việc của mình thì mới nhận được lương hàng tháng vậy.
🍀🍀🍀 Thường xuyên khen ngợi con trẻ – Động viên an ủi con kịp thời

Động viên an ủi con kịp thời


Trẻ em thích được nghe cha mẹ khen chúng tuyệt vời ra sao và bố mẹ chúng tự hào về chúng như thế nào. Trẻ em luôn coi lời khen của cha mẹ là phần thưởng ý nghĩa nhất mà bố mẹ dành cho chúng. Bởi khi được cha mẹ khen trẻ cảm nhận được sự yêu thương mà cha mẹ dành cho chúng, trẻ tăng sự tự tin vào năng lực của bản thân, chính vì vậy lời khen ngợi cũng góp phần phát triển kỹ năng sống cho bé. Nhưng không phải lúc nào trẻ cũng thành công, khi con cái gặp thất bại, thay vì chỉ biết trách mắng con. Cha mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn động viên con kịp thời. Bạn có thể dùng những lời khích lệ nhẹ nhàng để giúp con xua tan tâm trạng rầu rĩ khi bị điểm kém, thi trượt hoặc gặp thất bại nào đó trong cuộc sống. Khi còn thất bại cha mẹ tuyệt đối không nên trách móc hoặc có những hành động gây thêm áp lực cho con nhưng bố mẹ cũng không nên chỉ dừng ở việc nói con hãy cố gắng ở lần sau mà cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu hậu quả của việc thất bại và tạo động lực cho con mình vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
🍀🍀🍀🍀 Luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con

Luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con


Làm cha mẹ có lẽ là công việc khó nhất trên đời này vì công việc này không chỉ đòi hỏi sự chuyên tâm, việc dành nhiều thời gian mà còn phải thực sự thấu hiểu cảm xúc của con trẻ luôn là điều khó khăn nhất với các bậc cha mẹ. Nuôi dạy và thấu hiểu con cái là cả một quá trình học hỏi không ngừng và luôn phải được nhận thức rõ ràng và phải hiểu và áp dụng đúng ở từng giai đoạn phát triển nhất định của con trẻ. Hãy thử đặt mình vào bản thân của một đứa trẻ khi những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của trẻ không được chia sẻ, sự bức bối trong lòng trẻ không được giải thoát thì chúng sẽ nhìn nhận cuộc sống như thế nào? Hẳn là khi đó cuộc sống với trẻ sẽ trở nên tiêu cực và chán nản. Vì vậy hãy luôn tâm sự, trò chuyện và lắng nghe con trẻ. Khi được con tâm sự, chia sẻ và đón nhận những suy nghĩ của bản thân cha mẹ và con cái sẽ gần gũi hơn và điều này khiến trẻ luôn thấy có người “ đồng hành thực sự” với mình.
🍀🍀🍀🍀🍀 Luôn dạy con những kĩ năng cần thiết và luôn đánh giá cao nỗ lực hơn kết quả của con trẻ

Đánh giá cao nỗ lực hơn kết quả của con trẻ


Cuộc sống là sự hòa quyện giữa những trải nghiệm tốt và xấu, khi được dạy và được trang bị những kí năng sống cần thiết như: biết cảm ơn, biết xin lỗi, biết yêu thương, biết tự bảo vệ bản thân, biết giúp đỡ những người xung quanh, biết bảo vệ môi trường… Những điều đó sẽ giúp trẻ nhận thức rõ bản thân và giúp trẻ nhìn nhận rõ giá trị của bản thân trong cuộc sống.
Đôi khi những việc con làm đạt kết quả không như mong muốn ví dụ như: quét nhà chưa sạch, đi học làm điểm thấp, nấu cơm chưa ngon… và rất nhiều việc khác nữa. Lúc này thay vì trách mắng cha mẹ nên khuyến khích con nỗ lực hơn nữa, hoan nghênh quá trình cố gắng của con chứ không chỉ nhìn vào kết quả con làm được. Việc đánh giá cao nỗ lực của con trẻ sẽ tác động nhiều lên tư duy của con, giúp con thêm kiên cường, vững vàng hơn sau những thất bại và coi những thất bại đó như những thử thách để phát triển và khám phá cuộc sống.
🍀🍀🍀🍀🍀🍀 Để con tập làm và giao trách nhiệm cho con làm những việc nhỏ trong nhà

Cho con làm những việc nhỏ trong nhà


Ngày nay mỗi gia đình thường chỉ có 1 đến 2 con và cuộc sống của các gia đình hiện nay thường có điều kiện hơn xưa nên một số bậc cha mẹ hay bị mắc “lỗi” chiều chuộng con quá mức, thay con làm hết mọi việc trong nhà. Lúc nào cũng xem con còn quá bé nhỏ, cần chăm sóc và cho rằng con chỉ cần tập trung vào việc học còn các công việc khác không quan trọng. Điều này khiến cho trẻ thiếu đi kỹ năng tư duy độc lập và trở nên sống thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình. Điều này gây nhiều khó khăn cho trẻ khi trẻ trưởng thành và phải dần rời khỏi vòng tay cha mẹ. Cha mẹ hãy để con trẻ có trách nhiệm bằng cách giao việc phù hợp với khả năng cho trẻ như lau dọn góc học tập cá nhân, lau dọn nhà cửa giúp bố mẹ vào các dịp cuối tuần, giúp đỡ em nhỏ học bài vào các buổi tối …
Để con trưởng thành, ngoài sự chăm sóc về dinh dưỡng, học tập ở trường thì sự đòng hành của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng, đây là yếu tố ảnh hưởng và hình thành tâm sinh lý của trẻ. Hãy cùng Kỹ năng sống thế hệ mới làm những điều tốt đẹp nhất cho con trẻ nhé.

0344 118 366