Cho con sử dụng điện thoại di động. Nên hay không nên?

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mỗi người đều sắm cho mình ít nhất một chiếc điện thoại di động. Thiết bị này có rất nhiều tiện ích như giúp bố mẹ thuận tiện trong liên lạc với con cái khi có nhu cầu. Trẻ em rất hứng thú với thiết bị cầm tay này, nhưng liệu có nên cho con trẻ sử dụng điện thoại di động hay không bố mẹ cần hiểu thấu đáo những mặt lợi và hại khi cho phép con thỏa mãn thú vui sử dụng điện thoại di động nhé!

Ánh sáng của điện thoại gây nhiều tác hại cho mắt của trẻ

Nếu được cầm lên giường, con yêu có thực sự đi ngủ hay sẽ thức khuya và nhắn tin với bạn bè? Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng điện thoại di động có chức năng nhắn tin có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể trẻ. Ánh sáng từ màn hình điện thoại di động khiến cho trẻ rất khó vào giấc ngủ và sẽ bị tỉnh táo và mất cảm giác muốn ngủ.


Theo những khảo sát gần đây, 4/5 số trẻ vị thành niên mang điện thoại lên giường và có đến 42% trẻ nhắn tin trong giờ đi ngủ. Ngoài ra, trẻ còn thức rất khuya để chơi game, nghe nhạc hay tán gẫu đêm khuya cùng bạn bè. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi đang phát triển và lúc này điện thoại di động chính là tác nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
Nếu sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, trẻ có thể kết nối với những trang web có nội dung không phù hợp như bạo lực, chết chóc hay tình dục. Điện thoại di động còn mang đến nguy cơ của việc con bị bắt nạt hội đồng. Trước kia, chỉ cần ở trong nhà thì sẽ an toàn, nhưng ngày nay, với một chiếc di động và có kết nối Internet, con vẫn có thể là nạn nhân ngay cả khi ở trong nhà chỉ với những nội dung bình luận hay những phát ngôn trên các trang mạng xã hội của mình.
Những trẻ quá lạm dụng điện thoại di động có thể trở nên tách biệt với xã hội. Dành nhiều thời gian cho việc nhắn tin và mạng xã hội đồng nghĩa với việc ít giao lưu với bạn bè. Một vài bậc phụ huynh không muốn con thua kém bạn bè nên đã để con sử dụng điện thoại một cách thoải mái và không kiểm soát. Nếu con bất cẩn cung cấp thông tin cho kẻ xấu thông qua điện thoại thì lúc đó bố mẹ có ngăn cấm thì sự việc cũng đã trở nên quá muộn.
Nếu cần quản lý trẻ cha mẹ có thế dùng các thiết bị an toàn hơn như những chiếc đồng hồ thông minh có chức năng định vị, nghe gọi hay nhắn tin cho con. Nếu nhất thiết cần cho con dùng điện thoại cha mẹ có thể tham khảo áp dụng vài quy tắc với con ngay từ ngày đầu con được sử dụng điện thoại nhé. Cha mẹ hãy cho con biết:
☘ Đây là điện thoại của bố mẹ, bố mẹ bỏ tiền ra mua cho con mượn để sử dụng nên con phải biết trân trọng chiếc điện thoại này và con bắt buộc phải cho bố mẹ biết mật khẩu của điện thoại, con chưa đến tuổi vị thành niên nên bố mẹ chính là người có quyền giám hộ hợp pháp với con. Bố mẹ nên giải thích cho con hiểu việc này đơn giản là bố mẹ đang bảo vệ “quyền riêng tư” của con mà thôi.
☘ Nếu có cuộc điện thoại gọi đến, khi nhấc điện thoại lên con phải nói “xin chào”, phải luôn lịch sự và lễ phép. Tuyệt đối không bao giờ cố tình không nghe điện thoại khi người gọi đến là “Bố” hoặc “Mẹ”.
☘ Sau 7h30 tối từ thứ 2 đến thứ 6 và sau 9h tối thứ 7, chủ nhật con cần giao lại điện thoại cho bố hoặc mẹ. Bố mẹ sẽ mở lại vào 7h30 sáng ngày hôm sau.
☘ Khi gọi điện cho bạn bè con cần thể hiện sự tôn trọng với bố mẹ của bạn con vì bố mẹ cũng luôn mong muốn bạn con sẽ tôn trọng bố mẹ.
☘ Con không được mang điện thoại đến trường, hãy học cách nói chuyện trực tiếp với bạn bè con, nói chuyện trực tiếp sẽ giúp các con thêm hiểu nhau và có thêm nhiều kỉ niệm bên nhau hơn. Sau này con sẽ rất trân trọng điều này.

Những sai lầm của cha mẹ khi cho con dùng điện thoại


☘ Nếu điện thoại bị dính nước, bị rơi vỡ hoặc không cánh mà bay, con cần phải chịu chi phí thay linh kiện hoặc chịu trách nhiệm sửa điện thoại. Con có thể tích cóp tiền bằng cách làm nhiều việc nhà hơn, cất tiền mừng tuổi hoặc nhận làm thêm việc cho nhà hàng xóm…
☘ Con cần nhớ điện thoại chỉ là công cụ hỗ trợ cho con nên con tuyệt đối không dùng điện thoại để nói những lời gây tổn thương đến người khác, không dùng điện thoại để truy cập những trang web đen, không xem những thông tin không lành mạnh. Có vấn đề gì cần hỗ trợ con có thể nhờ bố mẹ hỗ trợ.
☘ Ở nơi công cộng con cần chủ động để điện thoại ở chế độ rung hoặc im lặng, đồng thời con luôn phải có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản cá nhân của mình, con không nên để chiếc điện thoại biến con thành đứa trẻ vô lễ, thiếu ý thức.
☘ Không nên chụp ảnh hay quay video một cách vô tội vạ, không nên ghi lại tất cả mọi thứ và không nên gửi hoặc nhận ảnh riêng tư của con hoặc bất kỳ người nào khác. Đây là một trong những việc có nguy cơ rủi ro cho con. Internet có sức mạnh vô cùng to lớn và nó chỉ có lợi khi bản thân người dùng hiểu và biết khai thác những kiến thức bổ ích và biết sử dụng hợp lý để phục vụ cho công việc của bản thân. Con không tự cho mình là thông minh vì có ngày con sẽ bị dụ dỗ làm những việc xấu.

Những điều cha mẹ phải nằm lòng trước khi cho con sử dụng thiết bị điện tử


☘ Không phải lúc nào con cũng chăm chăm vào điện thoại nhé. Hãy để ý đến cuộc sông đang diễn ra xung quanh, nhìn ra ngoài cửa sổ cảm nhận tiếng chim hót, hít thở không khí trong lành, trò chuyện với mọi người xung quanh. Luôn giữ cho mình một con tim hiếu kỳ chứ đừng lúc nào cũng tìm hiểu cuộc sống qua Google nhé. Cả mẹ và con đều phải không ngừng học hỏi và con hãy nhớ có bất kỳ chuyện gì xảy ra bố mẹ cũng luôn đồng hành và chia sẻ cùng con. Bố mẹ luôn là những người bạn thân thiết nhất của con và luôn đứng về phía con, cùng con đối mặt với mọi điều trong cuộc sống chứ không phải chiếc điện thoại kia.
Khi được cha mẹ giải thích và thực sự đồng hành cùng trẻ trong cuộc sống trẻ sẽ giúp trẻ hiểu giá trị thực sự của cuộc sống và bố mẹ chính là nguồn lực giúp con trẻ mạnh mẽ hơn ngay từ trong những suy nghĩ nội tâm.

0344 118 366